ASO Hoàn Hảo Cho 1 Game Hoặc App - Riêng tư

App Store Optimization(ASO) là quá trình nâng cao khả năng hiển thị của một ứng dụng điện thoại di động (chẳng hạn như một chiếc iPhone, iPad, Android, ứng dụng Windows Phone) trên một app store (như Apple Appstore, Google Play).
ASO không giống như Search Engine Optimization (SEO) khi chỉ dừng lại ở tăng thứ hạng hiện thị kết quả tìm kiếm của store, mà còn có một phần quan trọng hơn là thuyết phục khách hàng tiềm năng của bạn thật sự tải game sau khi đã click vào nó. Việc thực hiện tốt ASO sẽ giúp ứng dụng của bạn đứng cao trong kết quả tìm kiếm của app store và sẽ giúp tăng số lượng download ứng dụng.
Loạt bài về ASO sẽ chia làm nhiều chủ đề khác nhau.
Bài này mình sẽ viết về các đặt tên Game của bạn để ASO được tốt và gây được sự chú ý với user. Các ý được viết chủ yếu dưới dạng gạch đầu dòng cho dễ hiể và đỡ dài dòng:
Nếu bạn quyết định để cung cấp cho ứng dụng của bạn một tên mơ hồ, hầu hết mọi người thậm chí sẽ không bận tâm click vào app của bạn chứ chưa nói đến xem screenshots hay description. Tên game của bạn nên càng rõ ràng càng tốt và không nên gây nhầm lẫn cho người chơi bằng các tên không liên quan đến bản chất game của bạn. Hãy cẩn trọng với giới hạn của tên app (về mặt hiển thị) - khách hàng tiềm năng của bạn sẽ chỉ nhìn thấy 32 ký tự đầu tiên của tên game của bạn nếu họ duyệt App Store từ iOS6 trên iPhone. Ngoài ra, tên ứng dụng của bạn cũng hoạt động như một số loại keyword (từ khóa) chính và có một chút lợi thế so với các từ khóa tìm kiếm bặt đặt trong phần keyword (cho iOS) hay description (cho Google play).
Do đó hãy tận dụng nó. Tuy nhiên đặt tên game (không quá) dài cũng không phải là không trong trường hợp đã có một game có tên như thế và bạn không muốn bỏ cái tên này. Ví dụ nếu có tên "Blocks Buddies" rồi thì bạn có thể thêm "Blocks Buddies Online" hay "Blocks Buddies The Awesome".
Cách này có nhược điểm tôi sẽ nói bên dưới.
Tiện đây, bạn có biết rằng tên của publisher cũng có phần ảnh hưởng trong kết quả tìm kiếm?A Bạn có thể chọn từ hoặc cụm tứ có cảm giác nhịp điệu một tí. Clash of Clans là một ví dụ cho cách chọn tên game như thế này hoặc Hay Day là một ví dụ khác của Supercell. Tại Việt Nam thì ngoài cách chọn tên Tàu (Hán) ra, mình chưa thấy có nhiều game chọn cách đặt tên như thế này. Ưu điểm của cách này là người chơi dễ đọc, và cũng dễ nhớ khi một người nào đó thấy bạn của họ post trên Facebook hay Twitter, sau đó lên store và search ứng dụng của bạn. Bạn cũng có thể chọn một cái tên tạo ra hình ảnh trực quan. "Angry Bird" là một cái tên tuyệt vời sử dụng cách này. Nó khiến bạn muốn mua game này chỉ để xem đám chim đang điên vì chuyện gì. Ngoài ra "Fruit Ninja" là sự kết hợp rất tốt giữa một yếu tố hàng ngày (Fruit) với một yếu tố kì lạ hơn "Ninja". Liệu bạn nghĩ Ninja thì có liên quan gì đến Fruit? Ngoài ra còn có serie: Hardest Game Ever. Chính điều này gây sự chú ý, tò mò của khách hàng tiềm năng. Ở Việt Nam tôi thấy có Gà Chiến chọn kiểu này (dù game này không được lên App Store).
Một cách đặt tên khác là sử dụng những cái tên đơn giản. Tap The Frog là cái tên không thể đơn giản hơn cho một tựa game mà điều bạn phải làm đơn giản là tap vào con ếch ở các mini game. Nếu bạn không biết tựa game đã đạt hơn 15 triệu download này thì "Draw Something" hay "Words With Friends" là hai đại diện hết sức phổ biến cho cách đặt tên đơn giản, trực tiếp: "What you see is what you get". Theo tôi dù có chọn cách này hay không thì bạn cũng nên mô tả ít nhất một phần nội dung của game bạn trên chính tên game. Nó không chỉ giúp bạn làm tốt ASO mà còn tôn trọng người thử chơi game của bạn. Draw something
 Một lưu ý khác là trước khi submit game lên App Store, hãy chắc chắn tên game của bạn không vi phạm trademarks (nhãn hiệu, thương hiệu) nào. Hãy Google kỹ hoặc search trên Cơ sở dữ liệu của Văn phòng Thương hiệu và sáng chế Hoa Kỳ. Còn ở Việt Nam thì bạn cũng nên tránh các thương hiệu đã đăng ký, đặc biệt là các bác lớn. Không đặt bất kỳ ký tự đặc biệt trong tên game của bạn, giống như biểu tượng thương hiệu ™ , quyền tác giả © vì nếu vậy trang iTunes của bạn sau đó sẽ chỉ sử dụng id của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây.
Một điều bạn có thể cũng cẩn thận: cố gắng không đặt lặp lại một tên game hay ứng dụng đã được sử dụng (hoặc một phần của nó), vì Apple sẽ bỏ các từ khóa có liên quan. Ví dụ game của bạn có từ Saga hay Candy Crush thì nguy cơ các từ trên không được index là rất cao (thậm chí nếu nó không phải là trademarks). Không phải game hay app nào cũng gặp tình trạng này nhưng cũng nên cân nhắc để không tốn thời gian sửa và gửi review lại.
Nếu bạn chọn được một tên game hay, hãy lập tức tạo một ứng dụng mới trên iTunes Connect hay Developer Console. Nhớ đừng hỏi lời khuyên hay kể với ai cho đến khi bạn đăng ký thành công tên game đó. Tôi đã từng bị mất một tên game hay vì dại dột đi hỏi trên Touch Arcade.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Riêng tư Thiết kế bởi trần quốc văn Seo chém gió
Top